Cửa mình là gì

Cửa mình là gì? Cấu tạo, vị trí, chức năng của cửa mình

Cửa mình là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Đây là thắc mắc mà nhiều người quan tâm, nhất là đối với chị em phụ nữ hiện nay. Bởi việc trang bị cho bản thân những kiến thức về cơ quan sinh dục nữ sẽ góp phần giúp bảo vệ sức khỏe sinh dục và sinh sản ở nữ giới. Vì vậy bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin cần thiết để tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc này nhé.

Cửa mình là gì? Cửa mình hay còn gọi là âm hộ, đây là tên gọi chung cho các cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới. Nó được xem là vùng tam giác nhạy cảm nhưng không nằm sâu bên trong âm đạo và có diện tích lớn hơn âm đạo. Nói dễ hiểu hơn thì cửa mình bao gồm nhiều bộ phận cấu tạo thành như gò mu, môi bé, môi lớn, âm đạo,…

Cửa mình là gì?

Cửa mình là gì? Cửa mình còn có tên gọi khác là âm hộ, tuy nó là một bộ phận nhỏ bé nhưng lại giữ chức năng rất quan trọng đối với nữ giới. Khác với âm đạo, cửa mình là cửa dẫn vào âm đạo nằm bên trong thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn. Cũng vì nó được các cơ quan sinh dục ngoài cấu tạo thành nên có gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tình dục và khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì thế đòi hỏi chị em cần phải chú ý vệ sinh và chăm sóc kĩ lưỡng ở bộ phận này.

Bên cạnh đó, khi chị em đến độ tuổi dậy thì các cơ quan sinh sản bao gồm âm hộ sẽ có những thay đổi nhất định để đáp ứng với sự gia tăng estrogen và các kích thích tố khác. Do hormone estrogen tăng lên nhiều hơn nên nội tiết tố bên trong cơ thể bị thay đổi dẫn đến xuất hiện lông ở vùng mu, còn môi bé thì phát triển và mở rộng hơn. Theo thời gian, số lượng lông mu sẽ tăng dần lên, phát triển dài ra và xoăn hơn. Khi trưởng thành, màu sắc ở âm hộ cũng có sự thay đổi nhất định từ màu hồng nhạt sang nâu đỏ hoặc nâu sẫm.

Khái niệm về cửa mình là gì
Cửa mình là gì? Cửa mình hay âm hộ là tên gọi chung cho các cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới và giữ những chức năng rất quan trong đối với cơ thể.

Các bộ phận của cửa mình

Để hiểu rõ hơn về cửa mình thì sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những bộ phận cấu tạo nên:

Gò mu

Gò mu hay còn gọi là gò âm hộ là phần tích tụ mô mỡ dưới da, nằm nhô cao ngay bên trên âm hộ và xung quanh là môi lớn. Khi chị em đến tuổi dậy thì phần mu sẽ bắt đầu mọc lông và được gọi với cái tên là “Ngọn đồi vệ nữ”.

Môi lớn (môi ngoài)

Là hai lớp da nằm bên ngoài môi bé, kéo dài từ gò vệ nữ đến trước hậu môn và đóng vai trò là bảo vệ các bộ phận bên trong bộ phận sinh dục của nữ giới. Khi đến tuổi dậy thì, da của môi lớn bắt đầu mọc thêm lông như vùng gò mu và nó còn chứa thêm các tuyến mồ hôi, tuyến dầu.  

Môi bé (môi trong)

Môi bé thường nằm bên trong môi lớn và bao quanh cửa âm đạo. Ở mỗi cá nhân môi bé thường có sự khác biệt rất nhiều về hình dáng, kích thước và màu sắc. Bên cạnh đó, một số chị em có môi bé nhô ra cao hơn và còn to hơn cả môi lớn hoặc bên to bên nhỏ…. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho thấy thì tất cả các trường hợp kể trên đều là bình thường và không hề làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Âm vật

Âm vật hay còn gọi là hột le, nó là một khối mô cứng to bằng hạt đậu (khoảng 1,5cm) nằm ở giữa và phía trên lỗ niệu đạo, gồm quy đầu âm vật và mu âm vật. Trong đó, quy đầu âm vật được che chắn bởi một lớp da tại nơi giao nhau giữa hai môi bé hợp lại nằm ngay trên niệu đạo. Đồng thời, đây còn được xem là nơi tập trung hơn 8000 đầu dây thần kinh nhạy cảm nhất của cơ thể và dễ dàng mang lại khoái cảm cho chị em nếu như bị kích thích.

Niệu đạo

Niệu đạo còn có những tên gọi khác là lỗ tiểu, lỗ thoát nước tiểu nằm giữa hột le với cửa âm đạo và cách hột le khoảng 2cm. Lỗ niệu đạo có tác dụng giúp cho nước tiểu bên trong bàng quang thoát ra ngoài cơ thể qua ống dẫn tiểu dài khoảng 3 – 5cm nằm song song với đường âm đạo.

Âm đạo

Âm đạo có dạng hình ống nối dài từ cửa mình cho đến tử cung ở bên trong. Bộ phận này của chị em khá nhạy cảm và đặc thù vì nó có độ co giãn, độ đàn hồi cao gấp nhiều lần so với kích thước thông thường. Cho nên âm đạo thường đóng vai trò quan trọng trong việc quan hệ tình dục và quá trình sinh nở của phụ nữ.  

Màng trinh

Màng trinh là một lớp màng mỏng thuộc bộ phận sinh dục của phái nữ và nằm bên trong âm đạo, cách cửa âm đạo khoảng 2 – 3cm. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cấu tạo của lớp màng này không giống nhau. Thậm chí có một số bạn nữ vừa sinh ra đã không có màng trinh. Bên cạnh đó, màng trinh còn đóng vai trò bảo vệ âm đạo khỏi các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn,… xâm nhập gây viêm nhiễm và các lỗ nhỏ trên lớp màng còn giúp cho máu kinh nguyệt chảy ra mỗi khi đến ngày đèn đỏ.

Cửa mình là gì? Gồm những bộ phận nào?
Cấu tạo của cửa mình gồm gò mui, môi bé, môi lớn, âm vật, âm đạo, niệu đạo, màng trinh.

Chức năng của cửa mình

Như đã chia sẻ ở trên thì cửa mình (âm hộ) đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản và sinh lý của phụ nữ. Nó có tác dụng bảo vệ, che chắn các hệ thống cơ quan sinh sản lẫn sinh dục như môi bé, môi lớn, hột le, âm đạo, tử cung….

Bên cạnh đó, cấu tạo của âm hộ còn là nơi giúp cho chị em phụ nữ đạt được khoái cảm khi thủ dâm hoặc khi quan hệ tình dục. Khi các bộ phận nhạy cảm tại nơi này bị kích thích thì âm hộ sẽ tiết ra các tuyến nhờn, tuyến dịch âm đạo. Nhằm giúp cho quá trình thủ dâm hoặc quan hệ được diễn ra một cách trơn tru, suôn sẻ hơn mà không gây đau rát, khó chịu.

Ngoài ra, các chất nhờn tiết ra từ các cơ quan bên trong âm hộ còn giúp làm sạch âm đạo và ngăn chặn các loại vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm nhiễm để vùng kín của chị em luôn sạch sẽ, khỏe mạnh.

Những dấu hiệu cho thấy cửa mình bị bất thường

Để biết được âm hộ của chị em đang gặp phải bất thường thì nó sẽ có những dấu hiệu như sau:

– Đau rát hoặc nóng rát.

– Ngứa ngáy, khó chịu.

– Bị sưng tấy hoặc bị kích ứng nổi mẩn đỏ.

– Hay bị khô âm đạo.

– Dịch tiết ra màu vàng hoặc sậm hơn và có mùi khó chịu.

– Xuất hiện vảy da…

Đa số những trường hợp bị kích ứng ở cô bé không hẳn là vấn đề quá nghiêm trọng nên chị em có thể cải thiện khi đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn ỷ y không chịu điều trị sớm mà để tình trạng đó ngày càng kéo dài thì có thể khiến cho nó trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.

Cửa mình là gì và những điều bất thường
Nếu cửa mình của chị em đang gặp phải bất thường thì nó sẽ có những dấu hiệu như đau rát, nóng rát, ngứa ngáy, sưng tấy, nổi mẫn đỏ…

Cách chăm sóc vùng cửa mình

– Nên vệ sinh vùng kín của mình thường xuyên bằng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng. Tuyệt đối không sử dụng các chất có tính tẩy rửa mạnh.

– Nên vệ sinh môi lớn, môi bé, quanh âm vật và các nếp da quanh môi âm hộ bằng nước ấm. Tuyệt đối không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.

– Dùng khăn bông mềm lau khô mỗi khi vệ sinh cô bé xong.

– Nên sử dụng thêm Gel bôi trơn để tạo độ trơn mượt tránh gặp phải tình trạng khô hạn khi thủ dâm hoặc khi quan hệ.

– Nên quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy với một bạn tình.

– Nên sử dụng thêm các biện pháp bảo vệ như phòng tránh thai và ngăn ngừa lây nhiễm bệnh xã hội qua đường tình dục khi quan hệ.

– Không nên mặc quần quá chật và chọn những loại quần lót làm từ vải cotton mềm mịn, có tính thấm hút tốt.

– Nên tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh lý về phụ khoa, chẳng hạn như phòng ngừa virus HPV gây ung thư cổ tử cung….

– Nên khám sức khỏe phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng một lần để biết được tình hình sức khỏe của bản thân.

Cửa mình là gì và cách chăm sóc vùng kín
Chị em nên vệ sinh cô bé hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ và thăm khám bác sĩ định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe vùng kín.

Qua bài viết trên chắc bạn cũng đã hiểu hơn về cửa mình là gì cũng như về cấu tạo và chức năng của nó đối với cơ thể của chị em phụ nữ rồi phải không? Thực tế, có một số trường hợp vùng cửa mình gặp phải nhiều bất thường nhưng nó lại không biểu hiện ra bên ngoài khiến cho chị em khó phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách chăm sóc vùng kín kèm theo khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe tình dục và chức năng sinh sản một cách toàn diện nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *